BIWA

Sức nóng từ thị trường nước uống đóng chai

1144

Dự báo thị trường nước đóng chai có thể tăng gấp đôi tới năm 2022, đạt mức khổng lồ lên tới 319 tỉ USD, sự chuyển dịch về nhu cầu sử dụng sản phẩm tốt cho sức khoẻ đã khiến thị trường tiếp tục nóng bỏng.

10 người đi siêu thị 5 người chọn nước đóng chai

Theo đánh giá của nhiều hệ thống bán lẻ, thực phẩm và đồ uống là 2 ngành có sự ổn định tăng trưởng hàng đầu tại siêu thị. Đây đều là những ngành hàng cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày và trực tiếp cho người tiêu dùng.

Cứ 10 giỏ hàng ở siêu thị sẽ có 4-5 giỏ hàng xuất hiện các sản phẩm nước đóng chai, đánh giá của giám đốc marketing một hệ thống bán lẻ tại TP.HCM cho thấy sức nóng tăng trưởng của ngành hàng này.

Bên cạnh các sản phẩm cung cấp năng lượng như nước trái cây, sản phẩm đóng chai hỗn hợp thì nước tinh khiết bắt đầu có sự chuyển dịch mạnh do nhu cầu sử dụng nước có chất lượng tốt tăng lên. “Trước đây người dân quan niệm, nước tinh khiết đóng chai cũng là nước, mua ở đâu cũng như nhau. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ, khả năng sản xuất ra các sản phẩm giữ được khoáng chất tốt cho sức khoẻ đã khiến người tiêu dùng bắt đầu thay đổi quan điểm” – vị đại diện này đánh giá.

Nghiên cứu mới đây của Euromonitor cũng cho thấy, thị trường nước đóng chai thế giới có thể tăng gần gấp đôi lên mức 319 tỉ USD về giá trị vào năm 2022.

Khảo sát vào năm 2015 cho thấy, thị trường đồ uống đóng chai đã đạt ngưỡng gần 170 tỉ USD, dự kiến sẽ tăng gần 10% tới thời điểm 2020. Trong phân khúc ngành hàng này, nước chiếm ưu thế với hơn 35% trong tổng thị phần thị trường, còn đồ uống có ga đạt khoảng 22%. Nước uống đóng chai sẽ tăng nhanh nhất do người tiêu dùng có xu hướng thích dùng nước uống cung cấp nguồn năng lượng. Dự báo cũng chỉ ra rằng, thị trường Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới về tăng trưởng trong đó có Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt trước tận dụng tiềm năng

Sức hấp dẫn tăng trưởng của ngành nước đóng chai đã thúc đẩy thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Mới đây nhất, nhà máy nước thương hiệu Satori với quy mô 30.000m2 (tại Khu công nghiệp Long Hậu, Long An). Với công suất dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đạt 10,000 chai/ 1 giờ cho dòng sản phẩm nước đóng chai; và 450 bình/ 1 giờ cho dòng sản phẩm nước đóng bình 20L, đáp ứng được khoảng 20 – 30% nhu cầu thị trường nước hiện tại. Với 4 dung tích là 350 ml, 500 ml, 1,5 lít và 20 lít, sản phẩm sẽ có mặt trên thị trường từ tháng 9 này.

Bà Lê Thị Vân Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư & Thương mại Satori cho hay, ngoài công nghệ hiện đại, nhà máy còn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu đầu vào đến thành phẩm. Nhà máy áp dụng 8 bước tinh lọc nước sạch với màng siêu lọc UF (Ultra Filtration) nhỏ đến 0,01 micron và hệ thống thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis) từ Nhật Bản; cùng 9 bước chiết rót đóng chai với dây chuyền khép kín theo tiêu chuẩn châu Âu và 14 bước súc rửa bình kỹ thuật cao.

Đặc biệt, với công nghệ hoàn lưu khoáng sRO đầu tiên tại Việt Nam giúp giữ lại một hàm lượng khoáng tự nhiên có sẵn, nhờ đó nước có vị tinh khiết thanh ngọt, dễ uống và tốt cho sức khoẻ. Việc áp dụng hàng loạt công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất, nhằm tăng cường hơn nữa việc kiểm soát chất lượng, đem đến sản phẩm đảm bảo an toàn tuyệt đối trước khi cung ứng ra thị trường.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ – giám đốc khu vực của tập đoàn Sidel, đơn vị cung cấp dây chuyền máy móc cho sản phẩm Satori nhận định cơ hội phát triển thị trường ngành hàng nước đóng chai tại Việt Nam trong nhiều năm tới rất khả quan. “Theo tôi được biết, để khai thác cơ hội đó, Satori đã đầu tư các công nghệ sản xuất hiện đại cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt bao bì, hình ảnh, đội ngũ sản xuất và tiếp thị. Tôi nghĩ với sự chuẩn bị nguồn lực khá đầy đủ, Satori đã sẵn sàng để tham gia vào thị trường sôi động này”.

Nguồn: satoricompany.vn